Các chế độ điều khiển tổ máy trong nhà máy nhiệt điện đốt than
CCS là chế độ điều khiển phối hợp giữa các vòng lặp của lò hơi và tuabin để điều khiển tải và áp suất hơi mới ổn định xung quanh giá trị đặt. CCS sẽ thu thập tín hiệu công suất tổ máy và áp suât hơi mới để tính toán. Sau đó CCS sẽ gửi tính hiệu điều khiển đến Boiler Master và Turbine Master để điều chỉnh nhiên liệu đốt, gió và van hơi chính. Thông qua đó, CCS sẽ điều khiển được áp suất hơi mới và tải ổn định.
- Fuel Master: Là vòng lặp điều khiển nhiên liệu đốt cung cấp cho lò. Để làm được điều đó fuel master sẽ điều chỉnh các damper vào máy nghiền để thay đổi lượng than vào máy nghiền.
- FDF loop: Là vòng lặp điều khiển lưu lượng gió cung cấp cho quá trình cháy của lò hơi. Để điều chỉnh lưu lượng gió FDF loop sẽ điều chỉnh các damper cánh của FDF. Ngoài ra để quá trình điều chỉnh được tối ưu, FDF loop còn tham chiếu giá trị oxy thừa.
- Damper F loop: Là vòng lặp điều chỉnh các damper F tại vai lò thông qua đó thay đổi lượng gió cấp chính cho sự cháy của các vòi đốt.
- DEH: Là chương trình điều khiển các van hơi chính của tuabin thông qua hệ thống nhớt thủy lực.
- Điều kiện để đưa vào chế độ vận hành CCS:
+ Các thông số chính của tổ máy đã ổn định: Áp lực hơi mới, tải, áp suất buồng đốt, nhiệt độ hơi mới, hơi tái nhiệt, hệ thống phun giảm ôn… Thông thường thì sau khi cắt dầu ta có thể sử dụng CCS.
+ Boiler Master trong chế độ Auto: Để đưa BM vào Auto cần phải đưa Fuel Master vào Auto. Để đưa Fuel Master vào Auto phải có tối thiểu 3 damper vào máy nghiền Auto. Như vậy ít nhất phải có 2 máy nghiền đang chạy.
+ Turbine Master trong chế độ Auto: Để đưa Turbine Master vào Auto cần phải đưa DEH vào auto trước và chọn chế độ CSS IN tại giao diện DEH.
2. Chế độ BF (Boiler Follow)
Chế độ Boiler Follow là chế độ điều khiển lò hơi theo tuabin. Trong chế độ này Boiler Master sẽ đặt trong chế độ Auto và Turbine Master đặt trong chế độ Manual. Lúc này để tăng tải vận hành viên phải chủ động điều khiển độ mở van hơi chính bằng tay thông qua DEH. Boiler Master sẽ tự động điều chỉnh gió và nhiên liệu đốt để duy trì áp lực hơi chính ổn định.
Để đưa Boiler Master vào chế độ Auto: Cần phải đưa Fuel Master vào Auto. Để đưa Fuel Master vào auto phải có tối thiểu 3 damper vào máy nghiền Auto. Như vậy ít nhất phải có 2 máy nghiền đang chạy.
Boiler Master được sử dụng trong trường hợp các thiết bị của lò hơi hoạt động tốt trong chế độ Auto nhưng vòng lặp DEH hoặc các van điều chỉnh hơi chính không ổn định.
3. Chế độ TF (Turbine Follow)
Chế độ Turbine Follow là chế độ điều khiển tuabin theo lò hơi. Trong chế độ này, Turbine Master sẽ đặt trong chế độ auto và Boiler Master đặt trong chế độ Manual. Lúc này để tăng tải vận hành viên phải chủ động điều khiển nhiên liệu và gió cấp vào lò bằng tay thông qua Fuel Master hoặc các damper vào máy nghiền và FDF. Turbine Master sẽ tự động điều chỉnh các van control để duy trì áp lực hơi chính ổn định.
Chế độ Turbine Follow là chế độ điều khiển tuabin theo lò hơi. Trong chế độ này, Turbine Master sẽ đặt trong chế độ auto và Boiler Master đặt trong chế độ Manual. Lúc này để tăng tải vận hành viên phải chủ động điều khiển nhiên liệu và gió cấp vào lò bằng tay thông qua Fuel Master hoặc các damper vào máy nghiền và FDF. Turbine Master sẽ tự động điều chỉnh các van control để duy trì áp lực hơi chính ổn định.
Để đưa Turbine Master vào chế độ auto: Cần phải đưa DEH vào auto trước và chọn chế độ CSS IN tại giao diện DEH.
Turbine Master được sử dụng trong trường hợp các thiết bị của tuabin đặc biệt là các van hơi chính và vòng lặp DEH hoạt động tốt trong chế độ Auto. Nhưng các thiết bị hoặc các vòng lặp phía lò làm việc không ổn định.
4. Base mode
Base mode là chế độ điều khiển được sử dụng trong suốt quá trình đốt lò cho đến khi tổ máy mang tải ổn định. Trong chế độ này để thay đổi áp lực hơi chính hay tải. Vận hành viên phải chủ động điều khiển bằng tay. Lúc này các vòng lặp phía lò hơi và Turbine thường là ở chế độ Manual. Chế độ này còn được sử dụng khi các thiết bị hoặc vòng lặp của lò hơi và tuabin hoạt động không ổn định.
No comment